Tình hình chính trị, quá trình vận hành và độ tin cậy Schützenpanzer_Lang_HS.30

Quyết định đến từ chính trị

Nhu cầu trang bị vũ khí cho lực lượng lục quân Đức mới thành lập ban đầu phụ thuộc vào các yếu tố quân sự, tính kinh tế và yếu tố chính trị. Quân đội Đức cần loại xe thiết giáp giống xe AMX-13 VTP, nhưng giá thành quá đắt đỏ. Trong khi xe thiết giáp chở quân M59 của Mỹ lại quá nặng nề và cao, không phù hợp với hình dung của học thuyết quân sự của Đức.[9] Ngoài ra có vấn đề là công nghiệp Tây Đức không có hoặc không mặn mà với việc chế tạo vũ khí, hậu quả từ sau khi chiến tranh thế giới 2 diễn ra, người Đức không xuất khẩu vũ khí ra bên ngoài, do đó những khoản đầu tư lớn cho phát triển xe chiến đấu bộ binh bị coi là không tạo ra lợi nhuận trong tương lai khi không được phép xuất khẩu. Do đó với những cân nhắc về chính trị, dường như là đúng đắn khi Tây Đức dựa vào việc xuất khẩu vũ khí trang bị cho các quốc gia Đồng minh và tập trung phát triển kinh tế. Xe thiết giáp Schützenpanzer SPz 11-2 Kurz (được phát triển từ Hotchkiss SP1A) được Pháp đặt mua, sau khi mẫu xe thiết giáp Centurion trở nên lỗi thời, đồng thời việc Mỹ cung cấp M41 Walker BulldogM47 Patton theo gói viện trợ quân sự, đã hình thành nên consortium, để chế tạo AFV mới tại Anh như lời đề nghị của Hispano-Suiza năm 1955, dường như hấp dẫn hơn.[9]

Công ty Hispano-Suiza đưa ra đề nghị phù hợp với nhu cầu cùa Bộ trưởng Bộ quốc phòng Đức, với giá chỉ xấp xỉ 170.000 DM, thấp hơn 30% so với xe AMX VTP. Kết hợp với áp lực về tiến độ trang bị do NATO đưa ra là phải thành lập và trang bị cho 12 Sư đoàn thiết giáp Tây Đức cho đến năm 1960, Bộ quốc phòng Đức đã chấp thuận mẫu thiết kế của Hispano-Suiza và đặt hàng 10.680 chiếc AFV.[9] Bản thân công ty Hispano-Suiza không có cơ sở để sản xuất xe AFV. Công ty đã mua lại bản thiết kế pháo 20 mm và sử dụng mối quan hệ trên khắp châu Âu để cuối cùng đưa ra được một chiếc AFV hoàn chỉnh.[9]

Khi Bộ trưởng quốc phòng mới của Tây Đức là Franz Josef Strauss lên nhậm chức, ông đã đánh giá về dự án HS.30 cho thấy nhiều thiếu sót của mẫu xe này,[10] sự kiên nhẫn dành cho Hispano-Suiza ngày càng ít đi, và cắt giảm từ 10.680 chiếc xuống còn 2.800 chiếc, với 1.089 chiếc được chế tạo bởi Leyland Motors của Anh, số còn lại sẽ được chế tạo tại nhà máy của HenschelHanomag tại Đức.[9]

Vấn đề về tính tin cậy

Phía sau của xe HS.30 với cửa kép bên tay trái và cấu trúc vòm che chắn cho khoang động cơ bên tay phải.Lính Đức nhảy khỏi xe HS.30

Sau các nâng cấp, xe thiết giáp bộ binh HS.30 được tuyên bố bởi hội đồng điều tra là đã đủ điều kiện và đáp ứng các yêu cầu của quân đội. Vào năm 1965, 65% số lượng xe thiết giáp đã đi vào vận hành, tính đến năm 1968 tỉ lệ này nâng lên 85%.[11] Các vấn đề ở các phiên bản đầu tiên trở nên nghiêm trọng đế Bộ quốc phòng phải tự đưa ra giải pháp kỹ thuật riêng.[12]

  • Truyền động - các phiên bản đầu tiên được trang bị SIDEBI- sau đó là bộ truyền động Wilson, cả hai hệ thống truyền động đều có vấn đề và sau đó được thay thế bằng hệ truyền động Allison vào năm 1965/66.[11]
  • Xích xe - hệ thống bánh xích của xe Hispano-Suiza được báo cáo là sử dụng một thiết kế cũ.[13]

Ngoài ra còn có các vấn đề về tốc độ, bảo trì động cơ, khả năng leo dốc[14][15][16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Schützenpanzer_Lang_HS.30 http://afvdb.50megs.com/usa/m113.html http://armored.byethost17.com/2019/08/19/bundesweh... http://dipbt.bundestag.de/doc/btd/05/011/0501135.p... http://dipbt.bundestag.de/doc/btd/05/045/0504527.p... http://www.hartziel.de/index.htm?/_typen/hs30.htm http://www.panzerbaer.de/types/bw_spz_lg_hs30-a.ht... http://www.panzerbaer.de/types/bw_spz_lg_hs30-d.ht... https://www.youtube.com/watch?v=q_ml4dhopUs&t=14s https://www.spiegel.de/politik/hs-30-oder-wie-man-... https://id.loc.gov/authorities/subjects/sh20020102...